Tin thị trường

Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính

Tại Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới tại Áo, chiều 07/9 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ  đã có bài phát biểu. Theo đó, đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên 27% khi có hỗ trợ quốc tế.

Toàn cảnh Phiên thảo luận

Tại hội nghị, Lãnh đạo Quốc hội các nước Asrtria, Indnesia, Guyna, Italia, Nhật Bản, Việt Nam, Zimbabwe và Uzbekistan cũng đã có tham luận tham gia phiên thảo luận. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu về “Chuyển đổi nền kinh tế để ứng phó với Biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững” và được Chủ tịch Quốc hội các nước đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Riêng trong 2020, thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại gần 1% GDP, xóa sạch thành quả hàng chục năm về giảm nghèo của nhiều vùng.  Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó toàn diện, giảm năng lượng hóa thạch, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% tổng nguồn cung sơ cấp vào 2030. Từ đầu 4/2021, triển khai chương trình trồng một tỉ cây xanh đến 2025, điều này sẽ giúp hấp thụ thêm 2-3% lượng khí phát thải vào 2030.

Trong bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: Việt Nam đã sớm gửi Liên hợp quốc “Cam kết Quốc gia tự nguyện (NDC)” và Quốc hội Việt Nam đã đưa NDC vào Luật. Theo đó, đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên 27% khi có hỗ trợ quốc tế. Việt Nam đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đối khí hậu, COP-21 Paris (2015) và sẽ dự COP-26, tại Anh (11/2021).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên thảo luận

Nhấn mạnh vai trò của cơ quan lập pháp, Chủ tịch Quốc hội nhất mạnh: “Là đại biểu Quốc hội, chúng ta cần ủng hộ, đồng hành và giám sát, thúc đẩy Chính phủ hành động mạnh mẽ”. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ một số nội dung:

Thứ nhất, các nghị viện, nghị sỹ cần tăng cường rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, hỗ trợ, giám sát Chính phủ vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa thực hiện cam kết COP-21, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phục hồi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, sẽ rất khó khăn khi phải xử lý tỷ lệ nợ công đã tăng lên mức cao (do các chính phủ đã vay nợ lớn trong đại dịch). Trong tiến trình này, cần khuyến khích phát triển quan hệ đối tác công-tư, đề cao sự nỗ lực, sáng tạo của doanh nghiệp, sự ủng hộ cùng hành động của người dân.

Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác nghị viện nhằm chia sẻ kinh nghiệm cùng ngăn chặn đại dịch COVID-19, hỗ trợ cung cấp vắc-xin, hợp tác sản xuất vaccine, nâng cao năng lực y tế công cộng, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì sản xuất, ổn định chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Các nước phát triển giầu mạnh hơn cần đi đầu thực hiện các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, nâng cao năng lực công nghệ cho các nước đang phát triển.

Thứ ba, nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định vì đây là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững./.

(Nguồn: Quochoi.vn)